Phân loại vết nứt trần nhà: Nguyên nhân và cách khắc phục

Trần nhà bị nứt là hiện tượng nhiều công trình gặp phải. Có rất nhiều nguyên nhân khiến bề mặt trần nhà bị nứt chỉ sau một thời gian ngắn sử dụng.  Vậy có mấy loại nứt trần, nguyên nhân gì khiến nhà bị nứt trần và cách khắc phục như thế nào? Hãy theo dõi bài viết dưới đây nhé!

Phân loại vết nứt trần nhà

1. Theo nguyên nhân xuất hiện:

–  Vết nứt do tác động của ngoại lực trong quá trình sử dụng.

–  Vết nứt do tác động của cốt thép ứng lực trước lên bê tông.

–  Vết nứt công nghệ do co ngót bê tông, do mức độ đầm vữa bê tông kém, chưng hấp bê tông không đều, do chế độ nhiệt ẩm.

–  Vết nứt hình thành do cốt thép bị ăn mòn và một số nguyên nhân phụ khác.

nhà mới xây bị nứt trần nguyên nhận và cách khắc phục

2. Mức độ nguy hiểm

–  Vết nứt chứng tỏ tình trạng nguy hiểm của kết cấu ( cần gia cố kết cấu bê tông nước )

–  Vết nứt làm tăng độ thấm nước của bê tông.

–  Vết nứt làm giảm tuổi thọ kết cấu do cốt thép hoặc bê tông bị ăn mòn mạnh.

–  Vết nứt thường, vết nứt loại này không gây nguy hiểm cho kết cấu ( bề rộng vết nứt thường không vượt quá giá trị giới hạn cho phép của tiêu chuẩn )

Cách khắc phục trần nhà bị nứt hiệu quả

Đối với những vết nứt hồ ( vữa ) đơn giản bạn có thể tự thực hiện được. Với vết nứt nhỏ ngoài bề mặt phương pháp là trám bít và dùng sơn chống thấm để khắc phục hoặc dùng máy bơm keo chống nứt áp lực cao bơm trực tiếp vào nơi bị nứt ( lưu ý: chỉ dùng phương pháp này cho tường, trần bị nứt > 0,6mm, độ dày bê tông > hoặc = 35 cm)

Bạn có thể sử dụng phương pháp bằng cách dùng ống xi lanh bơm keo chống nứt trực tiếp vào đường nứt.

Phương pháp xử lý trần nhà bị nứt hiệu quả

Trường hợp vết nứt trần, tường lớn thì sử lý ra sao?

Với trường hợp này bạn sẽ phải đục 1 đường cách tâm bị nứt là 5cm, dùng lưới sắt đóng vào đường nứt vừa được đục ra, trộn hồ ( vữa ) thật già, dùng bay hồ trám bít kín và quyét 1 lớp chống thấm để gia tăng hiệu quả thi công hơn.

Cách xử lý đối với các vết rạn nứt chân chim:

Đây là các trường hợp cơ bản và chúng chỉ nằm ở lớp vữa trát. Chúng xuất hiện chủ yếu do kỹ thuật sơn trát tường không đạt. Nếu có một chút kỹ năng và đầy đủ nguyên liệu, bạn có thể tự giải quyết. Thay vì gọi cho dịch vụ thi công sửa chữa, chống thấm dột tốn kém.

–  Đục lớp hồ cũ dọc theo rãnh khe nứt chân chim trên tường.

–  Làm vệ sinh sạch sẽ.

–  Tưới ẩm bằng nước sạch.

–  Bịt lại bằng vữa già xi măng, cát mịn.

–  Đợi 7 – 10 ngày rồi sơn trát hoàn thiện tường.

cách xử lý tường nhà bị chống thấm

Cách xử lý trần nhà bị nứt ngang:

– Trường hợp là vết nứt nhỏ: dùng bàn trà sắt vệ sinh đánh sạch sẽ vị trí vết nứt, sau đó trộn vữa xi măng mác cao có tỷ lệ dung dịch chống co ngót và chống thấm để trát xử lý bề mặt.

– Trường hợp vết nứt rộng: do các mạch vữa bị nứt, bê tông bị bẻ nứt gẫy. lúc này cần đục mở rộng vi trí nứt, sau đó bơm keo epoxy xử lý nứt, có thể phải gia cố lưới chống nứt, sau đó hoàn thiện bề mặt và sơn bả tường.

Trên đây là toàn bộ thông tin cơ bản có thể giúp bạn xử lý khi gặp tình trạng tường nhà mới xây đã bị nứt trần. Mong rằng những thông tin trên sẽ giúp bạn giải đáp được thắc mắc về nguyên nhân gây nứt trần ngay cả khi bạn mới xây nhà và giúp bạn biết được cách khắc phục chúng.

Nếu quý khách cần một giải pháp xử lý nứt trần chuyên nghiệp hãy gọi: 0363.44.66.66 cho chúng tôi –  mọi lúc mọi nơi chúng tôi đều có mặt và xử lý tốt nhất vấn đề khách hàng cần khắc phục trên phạm vi toàn quốc.

Ratting this post